BÁN GIỐNG CÂY NGƯU BÀNG GIÁ TỐT T04/2023, HẠT GIỐNG NGƯU BÀNG
Hạt giống củ ngưu báng là một loại cây quan trọng của nông dân ở một số khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Úc. Hạt giống chi ngưu bàng có thể mua tại các cửa hàng trồng cây hoặc trên trang web chuyên bán hạt giống.
Bạn đang xem: Bán giống cây ngưu bàng
Chú ý: Trước khi mua hạt giống, hãy đảm bảo rằng nó được nhập về từ nguồn uy tín và phù hợp với điều kiện môi trường tại vùng bạn sống.
Hiện nay hạt giống ngưu bàng chuẩn và chất lượng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam là loại Amaranthus tricolor.
Gobo
Farm cũng đang canh tác bằng loại hạt giống này cho năng suất rất tốt, ít sâu bệnh. Thu hoạch củ đẹp và không có rễ phụ.

Kỹ thuật trồng cây ngưu bàng
1. Lựa chọn đất cát pha tơi xốp, tốt nhất là đất bãi bồi khu vực ven sông. Thời vụ tốt nhất với miền bắc bắt đầu từ khoảng tháng 9 âm lịch đến tháng 12 âm lịch , miền nam khi gần hết mùa mưa , cây ngưu bàng ưa ẩm , chịu bóng nhưng không chịu ngập úng , nhiệt độ thích hợp để cây ngưu bàng phát triển từ 18 đến 35 độ nếu nhiệt độ vượt quá 35 độ cần làm giàn che hạn chế ánh sáng mặt trời .2. Xử lý đất bằng vôi bột, tỉ lệ 500kg vôi/ha. Cày đất và phơi ải từ 5- 7 ngày.3. Bón lót bằng tro bếp hoặc phân chuồng hoại mục, dùng máy cày bừa cho thật đều.4. Khoan đất.
5. Lựa chọn hạt giống ngâm ủ, vào mùa đông ủ tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong thời gian 24h. Sau đó vớt ra rửa sạch đem đi ủ, tốt nhất nên ủ cùng thóc giống như vậy sẽ lợi dụng được sức nóng của thóc, kích thích nhanh quá trình nứt nanh của hạt ngưu bàng.6. Sau khi ủ giống chừng hai ngày ta đem hạt giống ra lựa chọn hạt nào nảy mầm trước đem ra trồng trước, hạt nào chưa nảy mầm tiếp tục đem đi ủ.7. Khoảng cách trồng như sau: cây cách cây 10cm, hàng cách hàng 70cm, sau khi thả hạt giống xuống đất ta phủ một lớp đất mỏng chừng 0,5cm trên bề mặt và tưới nhẹ cho hạt giống ổn định
8. Chăm sóc: trong tuần đầu tiên tra hạt ta thực hiện tưới nhẹ ngày hai lần vào sáng sớm và chiều tối, sau khi cây phát triển hai lá mầm tùy theo thời tiết và độ ẩm có thể tưới ngày một lần, thường xuyên tổ chức thăm đồng để theo dõi.9. Sâu bệnh: Khi cây đang trong thời kỳ phát triển lá mầm các loại sâu bệnh thường gặp đó là dế mèm và sâu đất vì vậy ta phải có phương án phòng trừ hai loại sâu bệnh này.10. Bón thúc: Khi cây phát triển chừng ba tháng ta tổ chức bón thúc NPK, tùy theo cây xấu hay tốt mà có lượng phân bón cho hợp lý.
11. Thu hoạch: Sau khi cây đã đến chu kỳ thu hoạch, ta đào qua một lớp sâu khoảng 20cm bên cạnh gốc cây. Tiếp đó, ta bơm nước ngập cánh đồng, dùng dao hoặc xẻng cắt lá để ngắn chừng 10cm sau đó cầm nhổ củ ngưu bàng lên
Ngưu bàng nhổ lên khỏi mặt đất, đem đến điểm tập kết dùng vòi nước rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần cuống lá còn lại, để nơi khô ráo, cho vào nilon 10kg rồi để vào thùng giấy vận chuyển đến kho mát bảo quản trong nhiệt độ từ 15- 20 độ CNhững củ ngưu bàng ngắn, nhỏ ta đem đi thái lát phơi, sấy khô bằng điện hoặc hơi nước
Đặt mua hạt giống cây ngưu bàng ở đâu
Chúng tôi cung cấp hạt giống cây ngưu bàng chuẩn, thuần chủng nhập khẩu chính ngạch từ Úc và Nhật. Phục vụ cho trồng diện tích lớn đến rất lớn.
Chúng tôi cũng có bán lẻ các gói nhỏ để quý khách trồng trong vườn và sử dụng quy mô gia đình.
Cung cấp kỹ thuật bài bản từ kỹ sư Nhật cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tên khoa học Arctium lappa Linn. Thuộc họ Cúc Asteraceae Tên gọi khác: Gobo, ngưu bàng, ngưu báng, đại đao, ác thực, hắc phong,…
Công Dụng: Đông y thường dùng Ngưu Bàng Tử để chữa cảm cúm, thông tiểu, trị sốt, sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt nhanh vỡ.
Mô tả
Theo Đông y: Ngưu bàng tử hay hạt ngưu bàng có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn. Những người tỳ vị hư hàn, đi phân lỏng không nên dùng.
Công dụng Hạt ngưu bàng
Hạt của cây ngưu bàng được sử dụng nhiều trong những bài thuốc bắc. Đông y thường dùng Ngưu Bàng Tử để chữa cảm cúm, thông tiểu, trị sốt, sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt nhanh vỡ. Liều dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác
Giới thiệu về Ngưu bàng
Ngưu bàng có tên khoa học là Arctium lappa Linn. Thuộc họ Cúc Asteraceae. Tên gọi khác: Gobo, ngưu báng, đại đao, ác thực, hắc phong, thử niêm.
Đặc điểm sinh trưởng Cây ngưu bàng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 22-26ºC. Thích hợp nhất là đất pha cát. Ở miền Bắc Việt Nam, mùa trồng là tháng 9 -10 dương lịch, thu hoạch cuối tháng 3 năm sau. Vùng núi cao có khí hậu mát mẻ có thể trồng quanh năm.

Cây ngưu bàng thuộc loại cây thảo lớn, có thân thẳng, cao 1 – 2m, có khía và phân nhánh. Lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân, phiến lá to, rộng 50cm, gốc lá hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng cưa hay gợn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới.
Dược tính của ngưu bàng
Tiếng Anh gọi củ ngưu bàng là burdock, tiếng Nhật gọi là củ gobo. Là một loại củ ngon lành đắt tiền của người dân Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó có nhiều tính dương và tạo kiềm cho máu, mang lại lợi ích cho sức khỏe, rất tốt cho người ăn chay trường và người bệnh. Rễ cây ngưu bàng có mùi vị đặc trưng đi từ nhạt sang ngọt và hơi hăng tuỳ thuộc vào tuổi và chất lượng của rễ; trong củ ngưu bàng còn một vị hơi đắng rất khó nhận ra. Người ta cho rằng mùi vị ngon nhất nằm ngay bên dưới lớp vỏ. Rễ mềm nhất khi còn non tươi; dễ gãy khi bị uốn cong, củ ngưu bàng mềm hơn củ cà rốt.
Rễ được xử lý khéo sẽ có màu sắc tươi giòn. Rễ già mỏng hơi khô và hơi hoá gỗ, có mùi như mùi đất. Rễ là phần bổ dưỡng nhất chứa nhiều inulin, vitamin B và các khoáng chất khác.
Cách trồng và chăm sóc.
Xem thêm: Cây Mai Cổ Thụ 100 Tuổi Giá 6,1 Tỷ, Chồng Sẵn Tiền Mua, Khách Chơi
Cách trồng
1. Lựa chọn đất
– Chọn loại đất cát pha tơi xốp, tốt nhất là đất bãi bồi khu vực ven sông. Thời vụ tốt nhất với miền bắc bắt đầu từ khoảng tháng 9 âm lịch đến tháng 12 âm lịch, miền nam khi gần hết mùa mưa. Cây ngưu bàng ưa ẩm, chịu bóng nhưng không chịu ngập úng, nhiệt độ thích hợp để cây ngưu bàng phát triển từ 18-35ºC. Nếu nhiệt độ vượt quá 35 độ cần làm giàn che hạn chế ánh sáng mặt trời.
2. Xử lý đất
– Xử lý đất bằng vôi bột, tỉ lệ 500kg vôi/ha. Cày đất và phơi ải từ 5- 7 ngày.
3. Bón lót
– Bón lót bằng tro bếp hoặc phân chuồng hoai mục, dùng máy cày bừa cho thật đều.
4. Khoan đất.
5. Ủ hạt ngưu bàng giống
– Lựa chọn hạt ngưu bàng giống ngâm ủ. Vào mùa đông ủ tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong thời gian 24h. Sau đó vớt ra rửa sạch đem đi ủ, tốt nhất nên ủ cùng thóc giống như vậy sẽ lợi dụng được sức nóng của thóc, kích thích nhanh quá trình nứt nanh của hạt ngưu bàng.
– Sau khi ủ giống chừng hai ngày ta đem hạt giống ra lựa chọn hạt nào nảy mầm trước đem ra trồng trước, hạt nào chưa nảy mầm tiếp tục đem đi ủ.
6. Khoảng cách trồng
– Khoảng cách trồng như sau: cây cách cây 10cm, hàng cách hàng 70cm, sau khi thả hạt giống xuống đất ta phủ một lớp đất mỏng chừng 0,5cm trên bề mặt và tưới nhẹ cho hạt giống ổn định.
2. Chăm sóc
– Trong tuần đầu tiên tra hạt ta thực hiện tưới nhẹ ngày hai lần vào sáng sớm và chiều tối. Sau khi cây phát triển hai lá mầm tùy theo thời tiết và độ ẩm có thể tưới ngày một lần, thường xuyên tổ chức thăm đồng để theo dõi.
Sâu bệnh
– Khi cây đang trong thời kỳ phát triển lá mầm các loại sâu bệnh thường gặp đó là dế mèn và sâu đất vì vậy ta phải có phương án phòng trừ hai loại sâu bệnh này.
Bón thúc
– Khi cây phát triển chừng ba tháng bón thúc NPK, tùy theo cây xấu hay tốt mà có lượng phân bón cho hợp lý.
Thu hoạch củ ngưu bàng
– Sau khi cây đã đến chu kỳ thu hoạch, đào qua một lớp sâu khoảng 20cm bên cạnh gốc cây. Tiếp đó, bơm nước ngập cánh đồng, dùng dao hoặc xẻng cắt lá để ngắn chừng 10cm sau đó cầm nhổ củ ngưu bàng lên. Ngưu bàng nhổ lên khỏi mặt đất, đem đến điểm tập kết dùng vòi nước rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần cuống lá còn lại, để nơi khô ráo, cho vào nilon 10kg rồi để vào thùng giấy vận chuyển đến kho mát bảo quản trong nhiệt độ từ 15- 20ºC Những củ ngưu bàng ngắn, nhỏ đem đi thái lát phơi, sấy khô bằng điện hoặc hơi nước.

Sử dụng củ ngưu bàng
– Ngưu bàng là một món rau củ có thể xào, nộm, chiên giòn, muối dưa, nấu canh xương dùng trong các món salad. Ngưu bàng khô có thể dùng làm trà giải nhiệt …vv
Đặc điểm của cây Ngưu Bàng
Ngưu bàng là một cây sống hàng năm hay 2 năm, cao chừng từ 1-1,5m. Phía trên phân nhiều cành. Lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to rộng. Hình tim, đường kính tới 40-50cm, cuống lá dài, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng. Hoa tự hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm, cánh hoa màu hơi tím. Quả bé màu xám nâu hơi cong. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 8-9.
Phân bố, thu hái hạt ngưu bàng và chế biến.
Cây ngưu bàng mới di thực từ Trung Quốc sang nước ta mấy năm nay (1959). Ngay tại Trung Quốc, nguồn cung cấp chủ yếu cũng do trồng trọt, ít thu nhập ở những cây mọc hoang. Trong đợt điều tra dược liệu Lào Cai ( Hoàng Liên Sơn) 7-1967, đoàn điều tra đã thấy ở vùng cao nguyên Bát Xát có cây ngưu bàng mọc hoang. Vào các tháng 8-9, khi quả chín thì hái về, đập lấy quả, phơi khô để lấy hạt ngưu bàng.

Nếu dùng rễ thì thu hoạch vào mùa xuân, trước khi ra hoa, nếu không rễ sẽ bị xơ nhiều và mất hết tác dụng. Dùng hạt ngưu bàng thì hái quả vào tháng 8-9. Sau đó thì cần gieo ngay, hạt mọc mới tốt, sau khi gieo 18 tháng, tức là mùa xuân năm sau, đào rễ về, rửa sạch, thái thành từng miếng dài 2cm, phơi hay sấy cho thật khô, để bảo quản.
Thành phần hóa học của hạt ngưu bàng
Trong quả ngưu bàng người ta chiết xuất được 15-20% chất béo và một chất gọi là glucozit gọi là acttin C27H34O11. H2O. Ngoài ra còn lappin (ancaloit).
Khi thủy phân chất acttin (arotiin) bằng axit nhẹ, ta sẽ được chất actigenin C21H24O6 và glucoza. Trong chất béo thành phần chủ yếu gồm các glierit của các axit panmitic, stearic và oleic. Trong rễ ngưu bàng có tới 57% inulin ( có khi tới 70% ), 5-6% glucoza, một ít chất béo (0,4%), chất nhầy, chất đắng, nhựa và muối kali (nitrat và cacbonat). Trong lá có men oxydara rất mạnh.