Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Khoai Lang Từ Củ Cung Cấp Nguồn Dinh Dưỡng Tuyệt Vời
Khoai lang là loại thực phẩm bạn có thể tận dụng cả lá lẫn củ, chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhuận tràng, trị táo bón... Lá khoai lang có thể làm rau luộc hay nấu canh, củ khoai làm được rất nhiều món. Để vừa có thể ăn được cả rau lẫn củ khoai lang, bạn chỉ cần xuất phát điểm với nữa củ khoai thôi nhé. Bạn đang xem: Cách trồng cây khoai lang

Hãy áp dụng ngay cách trồng khoai lang bằng nữa củ dưới đây để có thể vừa được ăn lá lại có thể ăn củ nhé các mẹ!
Cách trồng khoai lang bằng củ
Bước 1:
Chọn những củ khoai lang khỏe mạnh và to mập để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Để trồng khoai lang không hoàn toàn đơn giản như trồng các loại cây gia vị bằng hạt giống. Cắt đôi của khoai.

Cắm 3 cây tăm vào quanh củ. Để ngập phần cắt của củ khoai tây trong nước còn nửa trên tiếp xúc với không khí.

Bước 2:
Để cốc khoai tây thủy canh ở bậu cửa sổ đầy nắng. Sau một thời gian, rễ sẽ bắt đầu phát triển từ phía dưới và bắt đầu mọc chồi từ đỉnh. Một số tài liệu tham khảo cho biết có tới 50 chồi có thể mọc lên từ đỉnh của khoai lang và tất cả đều có thể trở thành một cây khoai riêng lẻ.

Bước 4:
Khi những mầm khoai cao khoảng 10cm, nhẹ nhàng dùng tay xoắn chúng ra và đặt vào một cái bát nước để thúc đẩy phát triển rễ từ cành.

Bước 5:
Khi rễ dài 2.5cm là đã phát triển đầy đủ. Lúc này bạn bắt đầu trồng ra ngoài đất.


Bước 6:
Không lâu sau khi những cây khoai lang bắt đầu phát triển mạnh, bạn lên làm giàn để khoai lang leo lên. Hoặc có thể trồng khoai lang ngay cạnh bậu cửa sổ để làm râm mát cho ngôi nhà trong những ngày hè nóng nực.

Đừng nghĩ rau lang không làm cảnh được nhé!

Lưu ý khi dùng khoai lang
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng.
- Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
Xem thêm: Công Dụng Và Cách Dùng Cây Lược Vàng Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.
Cách làm đơn giản quá các mẹ nhỉ. Bữa nào mua khoai về ăn nhớ để dành lại một ít củ khoai lang để thí nghiệm xem sao nhé. Biết đâu bất ngờ!

Cách Trồng Khoai Lang Trên Giàn Không Cần Đất Cho Mùa Bội Thu Khoai lang là một trong những loại cây dễ trồng, chiếm nhiều diện tích. Nếu như ở nông thôn việc đó không mấy khó khăn nhưng ở thành thị thì sao? Chỉ cần áp dụng mô hình thủy canh này là bạn có ngay những vườn khoai lang trên không, sai trĩu quả, bội thu đấy.
Có rất nhiều cách trồng khoai lang như trồng khoai lang bonsai, trồng khoai lang trong chai nhựa, trồng khoai lang lấy củ. Ngoài ra có một điều thú vị là bạn còn có thể lấy ngọn (đọt) khoai lang để dùng làm rau. Lá khoai lang chế biến được nhiều món như luộc, nấu canh, xào vừa ngon lại vừa bổ dưỡng. Để đảm bảo có được rau lang sạch, an toàn cho gia đình, bạn hãy thử cách trồng rau lang từ củ này cùng BSCX nhé!
Cách trồng rau lang từ củ siêu tiện lợi tại nhà
Chuẩn bị vật liệu trồng rau lang

Giai đoạn ươm mầm khoai lang
Để thực hiện công đoạn ươm mầm khoai lang bạn cần chuẩn bị các vật liệu sau:Cốc (lọ) hoặc bất cứ thứ gì có đường kính hơi to hơn củ khoai giống, chiều cao ít nhất phải hơn ½ củ khoai lang và có thể đựng được nước.Tăm tre: Chuẩn bị tùy vào số lượng khoai lang bạn muốn trồng, với mỗi củ khoai giống bạn sẽ cần dùng khoảng 3 que tămNước sạch: Bạn nên sử dụng nước lọc vì nếu dùng nước máy có thể sẽ làm củ khoai của bạn bị thối
Củ giống khoai lang: Có rất nhiều giống khoai lang khác nhau, nhưng nếu bạn muốn trồng khoai lang ăn lá thì nên chọn loại khoai trắng. Ngọn của loại khoai này có vị ngọt, không chát và có màu xanh non bắt mắt.
Giai đoạn trồng cây ra chậu

Sau khi đã hoàn tất công đoạn ươm mầm, bạn cần chuẩn bị một số vật liệu để trồng cây ra chậu như:Đất trồng: Nên chọn loại đất giàu mùn, nhiều chất dinh dưỡng và tơi xốp.Chậu: Bạn có thể sử dụng đa dạng các loại chậu như thùng xốp, chậu nhựa, hoặc tận dụng kể cả bao đất. Chỉ cần đáp ứng được đủ diện tích cho cây khoai lang phát triển.Giàn leo: Giàn trồng lý tưởng có chiều cao khoảng từ 3,5m đến 4m. Bạn cũng có thể tận dụng ban công hay vách tường để làm nơi cho khoai lang bám vào.
Cách trồng khoai lang từ củ mọc mầm
Để trồng rau lang từ củ bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Dùng tăm xiên đều vào thân củ khoai rồi đặt cố định trong lọ nước. Sao cho nước ngập ½ củ, lưu ý để phần mầm khoai lang hướng lên trên.Bước 2: Đặt lọ khoai nơi thoáng mát, có nắng nhẹ, thay nước 2-3 lần/tuần.Bước 3: Khi mầm cây có lá non và xuất hiện vài chiếc rễ thì bạn nhẹ nhàng tách mầm và phần rễ ra khỏi củ. Cho mầm vào trong cốc nước ấm sao cho rễ ngập nước, ngâm khoảng 1 ngày để rễ phát triển dài hơn.Bước 4: Trồng cây non vào trong chậu đất và tiếp tục chăm sóc.
Cách chăm sóc khi khoai lang ăn lá
Sau khi thực hiện thành công cách trồng rau lang từ củ, bạn cần tiếp tục công đoạn chăm sóc để rau xanh tốt và cho nhiều ngọn hơn.
Tưới nước
Tưới nước đều đặn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát mỗi ngày. Nếu gặp thời tiết nắng nóng thì bạn nên che chắn cho cây khoai lang mới trồng để tránh làm héo cây.Sau khoảng 1 tuần, khi cây đã sinh trưởng tốt, bạn có thể tháo gỡ vật dụng che chắn để lá cây bắt đầu quang hợp tạo dinh dưỡng nuôi cây.
Bón phân
Để rau lang xanh tốt hơn, bạn có thể dùng những loại phân hữu cơ như phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế,… Bón cho khoai lang vào giai đoạn cây được 25 ngày tuổi.
Sau đó khoảng 20 – 30 ngày bạn lại bón một đợt phân tương tự. Nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng ngay cả khi đang thu hoạch để cây đủ sức cho lá.
Phòng ngừa sâu bệnh khi trồng rau lang lấy ngọn
Rau lang thường ít bị nhiễm bệnh nhưng lại hay bị bọ hà và sâu đất gây hại. Nếu khoai lang bị sâu bệnh tấn công bạn chỉ nên dùng những chế phẩm sinh học để phòng trừ.
Mách bạn một mẹo nhỏ: sử dụng thuốc trừ sâu sinh học BS02 để diệt trừ sùng đất gây hại cây khoai lang. Đảm bảo 100% thành phần tự nhiên, an toàn cho sức khỏe, vật nuôi và môi trường.
Ngoài ra bạn hãy thường xuyên vệ sinh gốc rau, hạn chế để những lá rau lang vàng héo nhiều ở gốc để tránh sâu bệnh phát sinh.
Tác dụng của rau lang

Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Phòng ngừa bệnh táo bón
Chống béo phì
Trị buồn nôn, ốm nghén
Giúp khỏe da, sáng mắt
Chữa yếu sinh lýChữa cảm sốt mùa nóng
Chữa viêm khớp, thấp khớp
Trị chứng thận âm hư, đau lưng mỏi gối
Tuy rau lang có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng bạn cần lưu ý những "đại kỵ" này khi ăn để tránh gây hại cho cơ thể:
Nên ăn rau khoai lang nên ăn kèm với thịt động vật để cân bằng sinh dưỡng.Rau lang chứa rất nhiều canxi nên nếu ăn quá nhiều và quá thường xuyên sẽ dễ gây sỏi thận.Rau khoai lang có tác dụng làm giảm đường huyết vì vậy không nên ăn vào lúc đói.Không nên ăn rau lang sống để tránh gây táo bón.