Hướng Dẫn Trồng Cây Sa Kê Đúng Cách Trồng Cây Sa Kê Đúng Cách 2020

-
Cây sa kê tiếng anh là Artocarpus altilis, thuộc họ Moraceae (Dâu tằm). Ở Việt Nam, còn được gọi là cây bánh mì hoặc cây xa kê. Đây là một trong những loại cây được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Bởi nó không chỉ mang vẻ đẹp tươi mát mà còn có nhiều giá trị hữu ích. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin hữu ích về cây sa kê. Hãy tham khảo ngay.

Bạn đang xem: Cách trồng cây sa kê


*

1. Đặc điểmcủa cây sa kê

Về đặc điểm hình thái

Cây sa kê thuộc loại cây thân gỗ lớn. Chiều cao khi trưởng thành lên đến 10m - 20m. Thân cây có nhựa mủ màu trắng sữa. Cành thường mảnh và mọc ngang, dài, tán rộng và dày. Có 2 loại sa kê, được phân biệt bởi trái có hạt và trái không có hạt.

Lá của sa kê có diện tích lớn chia 3 - 9 thùy thuôn dài. Cuống lá mập, khi rụng để lại sẹo trên cành cây. Lá có màu xanh mướt ở mặt trên, và rất nhám ở mặt dưới. Khi lá rụng sẽ đổi thành màu vàng nâu khô và cứng. Loại lá khô này có thể dùng làm vật trang trí.

Hoa sa kê rất đặc biệt. Hoa đực và hoa cái cùng mọc trên một cây. Cụm hoa đực ra đầu tiên sẽ có dạng bông thuôn dài, kích thước nhỏ có màu vàng. Sau đó sẽ xuất hiện cụm hoa cái hình bầu bầu, hơi mập khi còn non, có màu xanh. Hoa mọc thẳng đứng trên cành. Đến khi hoa cái già sẽ chuyển sang màu vàng.

*

Quả của sa kê là dạng quả giả có hình dạng giống quả mít có gai nhưng không tạo múi chứa thịt quả và hạt. Thường có nhiều quả phức cùng mọc thành chùm trên thân cây trông có nét giống chùm hình trứng. Quả sa kê thường chín vụ thu hoạch vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Cây trưởng thành thu hoạch một đợt có thể lên đến 20kg trái.

Về đặc điểm sinh trưởng

Sa kê là loại cây có đặc tính sinh trưởng trung bình, ưa sáng hoặc chịu bóng một phần. Câythường dễ trồng và dễ thích nghi trên hầu hết các loại đất. Thậm chí đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, đất vùng ven biển,... cũng có thể trồng loại cây này.

Tuy nhiên, cây phát triển tốt nhất trong điều kiện đất ẩm, giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước, nhiệt độ từ 18 - 35 độ C, độ ẩm cao.

Cây sake rễ chùm hay cọc?

2. Có nên trồng cây sa kê trước nhà?

Cây sa kê là một loại cây được trồng khá phổ biến với mục đích để thu hoạch trái mang lại giá trị kinh tế. Thế nhưng, loại cây này cũng được rất nhiều gia chủ yêu thích và trồng ở trước nhà. Bởi:

Cây giúp tạo bóng mát

*

Như đã nêu trên, cây sa kê có tán rộng, xum xuê. Do đó nếu trồng trước nhà thì sẽ có tác dụng tạo bóng mát ở khu tiền sảnh. Giúp không gian của bạn trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.

Quả sa kê có thể ăn được

Không chỉ có tác dụng trang trí mà sa kê còn mang lại nhiều lợi ích. Trong đó không thể không nhắc đến các món ăn ngon được chế biến từ quả sa kê như món luộc, xay lấy bột chiên, hay dùng để nấu rượu,...

Có thể dùng làm thuốc

Ngoài ra, theo nhiều công trình khoa học, loại cây này còn có công dụng hữu hiệu trong y học. Khi kết hợp với một số vị thuốc khác có tác dụng chữa bệnh gout, sỏi thận, bệnh viêm gan, huyết áp cao,...

Tuy nhiên, nếu quyết định trồngsa kê trước nhà thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

Cây có tán rộng. Do đó, nếu cần thiết thì có thể chặt bớt các cành để thông thoáng cũng như không che khuất tầm nhìn vào nhà.

Khi sa kê vào mùa trái chín thì cần phải cẩn thận. Tránh trường hợp trái sa kê rơi xuống người,


*

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây sa kê

Đất trồng

Nên trồng cây sa kê ở khu đất ẩm, giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất. Khi bắt đầu trồng cần phải vun mô nâng cao độ cao của đất lên khoảng 20cm. Điều này nhằm giúp thoát nước cho bộ phận rễ. Ngoài ra, cần dùng cây đỡ để cây có thể đứng vững, tránh bị ảnh hưởng của gió, bão.

*

Nước

Đây là loại cây ưa ẩm. Do vậy để cây phát triển tốt thì cần phải tưới nước đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý thoát nước cho bộ phận rễ để tránh ngập úng.

Dinh dưỡng

Khi mới trồng, có thể dùng thuốc ra rễ như super roots, N3M, phân lân pha chung với nước để tưới cho cây mau ra rễ mới. Cần tưới khoảng 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày. Sau khi trồng cây được 25 - 30 ngày thì nên rải thêm phân DAP xung quanh gốc để cây hồi phục, lá mới mau ra.

4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây sa kê

Bản thân cây Sa Kê là nhóm cây khỏe mạnh ít sâu bệnh. Để phòng trừ bệnh hại cây thì bạn cần chú ý một số điểm như sau:

Khi trồng cây bạn cần chú ý tránh làm tổn thương đến phần rễ của cây. Nếu phần rễ của cây bị ảnh hưởng thì ngọn chính của cây sẽ có nguy cơ teo và chết.

Những cành khô héo bạn cần cắt bỏ ngay để không nhiễm nấm bệnh sang những cành còn lại.

Bạn nên phun cho cây một số loại thuốc như Secsaigon, anvado 100WPđể phòng ngừavào mùa mưa cây thường bị một số loại côn trùng như bọ dừa, rệp tấn công.

Xem thêm: 【Hướng Dẫn】 Trồng Cây Cảnh Trong Lọ Thủy Tinh Kín Chi Tiết Và Cách Chăm Sóc


5. Mua Bán cây sa kê giá rẻ tại Tp.HCM

​Trên đây là kỹ thuật trồng cây sake đúng cách, hi vọng các bạn sẽ áp dụng và sớm thành công. Nếu có nhu cầu sở hữu giống cây này, Quý khách có thể liên hệ vớicông ty cây xanhcủachúng tôi để được hỗ trợ.

Cây sa kê được quan tâm bởi đây là cây có nhiều lợi ích về trang trí sân vườn và đồng thời thu hoạch được trái dùng trong chế biến nhiều loại thức ăn ngon trong gia đình.

Ngoài ra cây sa kê được trồng rộng rãi hầu như khắp cả nước bởi đặc tính sinh trưởng của cây dễ trồng và thích nghi hầu hết trên các loại đất như nhiễm phèn, nhiễm mặn…

*
1.Phân loại cây sa kê và cách nhân giống

Cây sa kê gồm hai loại và được phân biệt bởi trái có hạt và trái không có hạt. Riêng cây sa kê cho trái không hạt được trồng để thu hoạch trái cung cấp trên thị trường. Nếu trồng cây sa kê làm cảnh sân vườn thì không cần phân biệt cấu tạo của trái sa kê.

Nếu cây sa kê cho trái có hạt thì sẽ gieo hạt cho ra cây giống sa kê từ hạt.Còn cây sa kê cho trái không hạt mà chỉ toàn là tinh bột ( phần thịt quả) thì nhân giống chủ yếu từ chiết cành.

2. Hướng dẫn cách trồng cây sa kê

Do cây sa kê có nguồn gốc chủ yếu là chiết cành nên lưu ý khi bắt đầu trồng cây phải vun mô nâng cao độ cho đất cao khoảng 20 cm, nhằm giúp thoát nước cho bộ rễ cây.Vì cây giống chiết cành nên bộ rễ ban đầu còn kém phát triển, cần chống úng cho cây.

Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay phân trùn quế để bón lót cho cây sa kê trước khi trồng. Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3-4 cây cừ tràm hay tầm vông cột chặt vào thân và cành cây sa kê, phân đầu cừ còn lại cắm xiên xuống đất để tránh gió thổi làm cây ngả đỗ sẽ hư bộ rễ non, cây dễ bị chết.

Trồng cây sa kê nơi có khí hậu lạnh thì cho trái ít hơn vùng khí hậu nóng ẩm.

3. Bón phân và chăm sóc cây sa kê sau khi trồng

Tưới nước đầy đủ cho cây sa kê sau khi trồng, có thể dùng thuốc ra rễ như N3M, surper roots, phân surper lân pha nước tưới cho cây ( khoảng 2-3 lần, cách nhau 5-7 ngày ) để mau ra rễ mới.

Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày là cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng một muỗng cà phê ( nếu cây nhỏ ) và muỗng canh ( đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây.

Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón phân NPK 16.16.8 hay sunphat amon SA với liều lượng như phân DAP.Có thể bón luân phiên từng đợt cách nhau mỗi tháng bón một lần phân hạt.

Trường hợp trồng cây sa kê nơi đất hẹp mà bộ rễ ăn lên trên thì phải bồi thêm lớp đất và phân hưu cơ cho cây mau lớn. Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm , không cần tưới nước mà chỉ cần bón phân làm 2-3 đợt trong năm để cây cho nhiều trái.

Do cây giống sa kê từ nguồn chiết cành nên chỉ cần chăm sóc đầy đủ nước tưới và bón phân, cây ra 3-4 cành tốt là có thể ra trái.

Nếu cây sa kê phát triển quá cao khó thu hái trái thì có thể cắt hạ thấp tàn, cây sẽ cho thêm nhiều cành thấp với tán lá trải rộng.

*

Cây sa kê trồng làm cảnh

Trồng cây sa kê thành hàng với số lượng nhiều , chọn khoảng cách là cây cách cây từ 10-12 mét, hàng cách hàng từ 8-10 mét xen kẽ nanh sấu. Có thể trồng cây sa kê xen lẫn với cây ăn trái có tán lá thấp hoặc trồng cây theo ranh đất.

4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây sa kê

Khi trồng cây sa kê mà thao tác làm tổn thương nhiều đến bộ rễ, sẽ làm ngọn chính của cây bị teo dần và đen chết , cây sẽ tái sinh những chồi trên thân. Khi đó cần cắt bỏ phần thân nhánh chết khô và phun nấm phòng bệnh như kasumin, valydamycin, metaxyl….

Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc BVTV vừa phòng rệp như Secsaigon, anvado 100WP, bassan…cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường. Lưu ý phong trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng.

Tuy nhiên cây sa kê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Cây sa kê trưởng thành cho hàng trăm trái trong một năm, cây sa kê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm.