KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY KHẾ TRONG CHẬU CHO QUẢ SAI TRĨU
Khế là một loại trái cây nhiệt đới với vị chua đặc trưng. Ngày nay, không ít gia đình chọn cách trồng cây khế chua trong chậu tại nhà để lấy màu xanh tươi mát từ chúng. Khi cây ra hoa – kết quả, bạn có thể hái ngay vào nhà, ăn trực tiếp hoặc chế biến các món ăn. Còn gì tiện bằng đúng không nào? Hãy đọc bài viết này để biết cách trồng và chăm sóc cây khế chua trong chậu tốt nhất nhé.
Bạn đang xem: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế trong chậu cho quả sai trĩu
Bạn đang xem bài viết: A-Z cách trồng cây khế chua trong chậu xanh tốt, trĩu quả 2021
Cây khế chua có tác dụng gì trong đời sống hằng ngày?

Khế là loại trái cây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Đặc biệt là khế chua, chúng được chứng minh có nhiều công dụng hơn khế ngọt.
Quả khế có các vitamin C, B9, B6, B2 và chất xơ, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.Nó cung cấp một lượng khoáng chất, bao gồm sắt, kẽm, phốt pho và kali.Tăng cường thị lực. Đẹp da, trị ho.Vỏ khế giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.Ngăn chặn sự hấp thu cholesterol gây hại cho ruột, ngừa nguy cơ tim mạch.Khế chua chứa ít calo, ít đường nên là loại trái cây lý tưởng đối với những bạn thích ăn chua và muốn giảm cân đấy nhé.Điều kiện thích hợp để trồng cây khế chua trong chậu

H cao hoặc nhiều muối không thích hợp để trồng cây khế chua trong chậu. Đất phèn làm cho lá khế dễ bị úa. Điều này có nghĩa là tình trạng lá cây chuyển sang màu vàng hoặc nhợt nhạt do thiếu chất diệp lục.Một yêu cầu khi trồng cây khế trong chậu là đảm bảo sự lưu thông không khí của cây. Loại cây ăn quả này thích có khoảng cách nhất định để phát triển tốt. Vì vậy bạn không nên đặt chúng san sát nhau.
Quy trình cách trồng cây khế trong chậu sai quả bằng hạt giống
Chuẩn bị hạt giống
Hạt giống có thể được đặt mua trên mạng hoặc lấy từ những quả khế tươi.
Lựa chọn hạt giống to và dày từ một cây khế chua khoẻ mạnh để nhân giống cây trồng. Không sử dụng những hạt đã tách ra khỏi quả khế nhiều ngày trước đó.
Hạt từ khế bán trong siêu thị thường không thể gieo trồng được.
Kỹ thuật trồng cây khế chua trong chậu
Chọn hạt giống tốt.Cho đất vào cốc để khởi động hạt giống (hỗn hợp rêu than bùn). Làm ướt đất bằng nước ấm (làm ướt trước khi gieo hạt để giữ nước không đẩy hạt giống của bạn xuống đáy cốc).Mỗi cốc gieo một hạt. Tưới kỹ bằng nước ấm và phủ nilon để giữ ẩm cho đất.
Quan sát khi hạt bắt đầu nảy mầm, chuyển cây sang chậu chứa hỗn hợp đất pha cát. Tưới đủ nước cho cây.Trong điều kiện tối ưu, hạt có thể nảy mầm trong một tuần. Cách chọn hạt giống cũng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau khi trồng cây khế chua trong chậu.Tuy nhiên, đây chưa phải là kỹ thuật trồng và nhân giống được ưa chuộng nhất cho cách trồng khế trong chậu sai quả. Nhưng nó vẫn mang tính khả thi để tạo ra cây khế chua cảnh.
Cách chăm sóc cây khế trong chậu
Cần chú ý lượng nước thế nào khi trồng cây khế chua trong chậu?
Tưới đủ nước cho cây. Đặc biệt vào giai đoạn nảy mầm và khi cây khế đơm hoa, kết trái.Tưới nhiều nước khi đất trên bề mặt bị khô, tránh làm héo cây khế chua trong chậu.Tưới đẫm nước một hoặc hai lần một tuần.Giảm tưới nước cho cây trong mùa đông. Cây không cần nhiều nước vào thời điểm này.
Lưu ý khi bón phân cho cây khế chua trong chậu
Cây trưởng thành phải bón phân vào đầu mùa sinh trưởng. Bạn có thể bón phân trộn hoặc phân chuồng để phát triển kết cấu của đất.Bón phân cân đối trong mùa sinh trưởng (từ mùa xuân đến mùa thu) là cần thiết để giúp cây tạo quả.Phân bón dạng hạt hữu cơ hoặc phân nhả chậm là lựa chọn tốt nhất. Bạn nên thêm chúng vào chậu vài tháng một lần.Xem thêm: 10 cây cảnh phong thủy cần có trong năm 2022 để tài vận hanh thông
Cách cắt tỉa cây khế chua trong chậu cảnh như thế nào?
Hai năm đầu khi trồng cây khế chua trong chậu, bạn phải thường xuyên cắt tỉa các cành dài quá 90cm, tạo điều kiện cho sự phát triển của cành ngọn và các cành lớn.
Tiến hành cắt tỉa khi cây không (hoặc chậm) phát triển, thường diễn ra vào mùa lạnh.
Để thu hoạch hiệu quả, cây khế chua trong chậu khi trưởng thành hoàn toàn cần được giữ độ cao trong khoảng 2-3,5m.
Cách thu hoạch quả
Cây khế chua chuẩn bị thu hoạch khi quả bắt đầu nhạt dần màu xanh. Thường sau 3 tháng kể từ khi đơm hoa. Quả khế chua có kích thước to hơn khế ngọt. Khi chín, chúng chuyển từ màu xanh sang phơn phớt vàng.
Ưu tiên thu hoạch khế chua vào ngày trời mát, không mưa. Động tác nhẹ nhàng và sắp khế vào sọt cẩn thận. Vì khế khi chua khi chín có độ giòn, có thể va đập vào nhau gây dập quả.
Nếu muốn ăn quả trực tiếp, bạn không nên thu hoạch khế chua sớm khi quả còn non, xanh. Vì khế khi hái khỏi cây sẽ ngừng phát triển, không chín thêm.
Các bệnh trên cây khế chua và cách xử lý
Các loại côn trùng gây hại thường tấn công cây khế bao gồm: bọ ve, rệp vảy, ruồi đục quả, sâu bướm và các loại bọ cánh cứng khác nhau.Bọ ve, rệp vảy và sâu bướm ăn các tán lá của cây. Các loài gây hại khác tấn công phần quả. Xử lý cây khế chua bị sâu bệnh bằng sự kết hợp của các loại dầu làm vườn, thuốc diệt côn trùng.
Khế Ngọt một loại trái cây dân dã giàu dinh dưỡng, lành tính được người dân trồng phố biến trong cả nước. Quả và lá Khế đều có tác dụng chữa bệnh nên không chỉ những gia đình có đất vườn rộng muốn sở hữu những Cây Khế Ngọt trĩu quả mà ngay cả những gia đình trong phố, khu đô thị… không có nhiều đất trồng cây cũng muốn tìm cách sở hữu một Chậu Khế Ngọt vừa cho trái sạch ăn vừa làm cảnh rất đẹp.

Chuẩn bị dụng cụ trồng Cây Khế Ngọt trong chậu
Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng các vật dụng như Bao Xi Măng, Chậu, Khay, Thùng Xốp có sẵn trong nhà để trồng Cây Khế Ngọt. Tuy nhiên, dụng cụ trồng nên có đường kính từ 40cm trở lên và dưới đáy cần đục lỗ thoát nước.
Đất trồng: Khế Ngọt ưa phát triển ở những loại đất mùn tơi xốp và có độ p
H từ 5,5 – 6,5. Trước khi cho đất này vào nên lót một ít sỏi hoặc đá xuống dưới chậu cảnh để dễ thoát nước. Bạn có thể sử dụng đất thịt trộn với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống Khế Ngọt: Để tránh mua nhầm phải giống Khế Chua, bạn cần quan sát kỹ đặc điểm của Cây Khế Ngọt để nhận dạng đúng giống. Lựa chọn những cây giống thân mập, cành lá xanh tốt, không bị cụt ngọn, lá vàng, rụng lá để trồng.
Trồng và chăm sóc Khế Ngọt trong chậu sai quả
Kỹ thuật trồng Khế Ngọt trong chậu: Trồng Khế Ngọt trong chậu cũng đơn giản như trồng trên đất, sau khi lót 1 lớp sỏi dưới đáy chậu bạn rắc một lớp đất lên vào đặt bầu cây vào chính giữa chậu sau đó cho đất vào chậu và nệm đất cho chặt để giữ cây đứng thẳng không bị nghiêng, đổ.

Cách chăm sóc Khế Ngọt trong chậu: Hạn chế lớn nhất khi trồng Khế Ngọt trong chậu là đất trồng thường nhanh bị suy kiệt và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển cũng như ra hoa đậu trái. Ngay sau khi trồng bạn cần tưới nước thường xuyên và giữ ẩm cho cây đặc biệt là lúc cây nuôi trái hoặc thời tiết khô hạn.
Vị trí đặt Chậu Khế cũng cần chú ý không nên cho ảnh nắng rọi trực tiếp vào thân cây, cần cắt tỉa thường xuyên để giúp tán Khế đều đẹp, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Bạn cần bón phân cho cây định kỳ đặc biệt là giai đoạn cây trưởng thành, giai đoạn nuôi quả, bạn nên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm.