ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY CÚC TẦN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Cây cúc tần Ấn Độlàloài cây thân rủ có sức phát triển mạnh mẽ, luôn xanh tốt quanh năm. Lá của chúng thả xuống thành nhữngchuỗi dài trông nhưmột dải lụa xanh trông rất bắt mắt. Thật tuyệt khi cái nắng chói chang của mùa hè hay những đợt gió lạnh khi đông về đều có thể dễ dàng bị cản lại bởi bức tường xanh mướt ấy. Loại cây này có dễ trồng và chăm sóc không? Hãy cùng Mộc Nhiên tìm hiểu nhé.
Bạn đang xem: Cây cúc tần và những điều cần biết
Tên tiếng Anh: Curtain creeperTên gọi khác: dây cúc tần, dây dọi, cúc lứcCây cúc tần Ấn Độ – những thông tin tổng quát
Nguồn gốc của cây cúc tần Ấn Độ
Cúc tần Ấn Độ là một trong những loài cây bản địa Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan. Nó được nhân giống và có mặt trên khắp thế giới. Cây rất dễ chăm sóc và lúc nào cũng xanh mát. Đặc điểm rủ xuống làm cho câythích hợp để tạo mảng xanh cho nhà ở, văn phòng…

Đặc điểm của cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ thuộc loại dây leo thân gỗ. Nếu để cho chúng tự do phát triển trong điều điện lý tưởng thì chiều cao có thể đạt đến khoảng 30m. Thân cây màu xanh nhạt, khi già sẽ hóa gỗ, chuyển sang màu nâu. Do tốc độ sinh trưởng rất mạnh mẽ nên cây sẽ có xu hướng đâm thêm nhiều nhánh để đón được nhiều nắng hơn. Cúc tần Ấn Độ không có rễ khínên sẽ không bám sát tường. Nhờ vậy, chúng hạn chế nguy cơ làm hỏng tường nhà.


Ích lợi của cây cúc tần Ấn Độ
Do khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nên cúc tần Ấn Độ là một trong những loại cây rất thích hợp để làm cây cảnh trang trí.
Khi ngắm nhìn những tán lá đung đưa trong gió, sẽ dễ cảm nhận được năng lượng tích cực, vui tươi được lan tỏa trong không gian xung quanh. Ngoài ra, sự gắn kết, hòa đồng, khả năng vươn lên trong cuộc sống cũng là một trong những ý nghĩa mà giống cây này đem lại.


Cây cúc tần mang lại không gian xanh
Cúc tần Ấn Độ hay được trồng tại quán ăn, quán cà phê, khu du lịch… Lá cây không rụng vào mùa đông, giúp giảm thiểu công sức quét dọn. Thân cây xanh tươi quanh năm và rấtdẻo dai. Cành thườngrủ xuống từ trên cao tạo nên một lớp rèm tự nhiên. Chúng luôn mang lại cảm giác mát mẻ và vô cùng dễ chịu. Không gian xung quanh cũng bừng lên néttrẻ trung, tươi mát nhờ vào màu xanh của cây.

Hàng rào hay ban công là những địa điểm vô cùng thích hợp để trồng cúc tần Ấn Độ. Khi lớp cúc tần xanh tươi đã được phủ lên, những khu vực này sẽ tạo thành điểm nhấn mới cho không gian,đem lại cảm giác dễ chịu mỗi khi nhìn vào. Mặt khác, chúng cũng là một lớp rèm tự nhiên có thể tạo ra không gian riêng tư, tránh khỏi sự dòm ngó của hàng xóm lẫn người đi đường.

Khi hè đến, cây tạo ra bóng mát, ngăn chặn ánh nắng trực tiếp chiếu vào, giữ cho không gian luôn mát mẻ. Khi đông về, những đợt gió lạnh sẽ bị bức tường này cản lại làm cho không khí bên trong luôn luôn ấm áp.

Cúc tần Ấn Độ giúp thanh lọc bầu không khí
Ở các thành phố lớn, khói bụi luôn là một trong những vấn đề nan giải. Lượng bụi mịn càng ngày càng tăng cùng với quá trình đô thị hóa đã gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người. Vì vậy, nhu cầu trồng các loại cây có khả năng thanh lọc không khí đang tăng rất nhanh.

Cúc tần Ấn Độ với tán lá mọc rất dày giúpngăn chặn bụi bẩn và thanh lọc không khí rất tốt. Ngoài ra, chúng còn có thể cân bằng độ ẩm, bổ sung thêm oxy cho không gian xung quanh. Ởgần hàng cây xanh mát này thìtinh thần được thư giãn và tâm tríminh mẫn hơn.
Cách nhân giống cúc tần Ấn Độ

Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống cúc tần Ấn Độ phổ biến mà các nhà vườn thường hay sử dụng.
Chọn những cành già, nâu. Cắt thành từng khúc ngắn khoảng 20 – 25cm.Nhúng một đầu vào thuốc kích rễ rồi để ráo.Lựa chọn những khu vực đất thoáng mát, có nắng và giâm những cành đã được chuẩn bị.Chúng rất dễ nhân giống, chỉ cần giữ cho giá thể và cây đủ ẩm rồi dần dần đưa ra nắng nhẹ.Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ
Đất trồng
Cúc tần Ấn Độ không kén đất trồng, bất cứ loại đất nào đủ dinh dưỡng đều thích hợp. Vẫn nên ưu tiên sử dụng những loại đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, có độ thoát nước hợp lýđể cây phát triển tốt nhất.

Vị trí
Thông thường, vị trí được chọn để trồng cúc tần Ấn Độ là những khu vực cao để cây có thể rủ xuống. Có thể trồng cây trong chậu rồi để ở ban công, cho cây rủ nhánh xuống. Ngoài ra, nhiều nơi công cộnghay trồng ở những bồn cây trên cao để tạo ra một lớp màn xanh mướt tự nhiên.
Nhiệt độ và ánh sáng
Cúc tần Ấn Độ là một giống cây ưa sáng. Vì thế, chúng phát triển mạnh hơn nếu được trồng ở những khu vực thoáng mát, không có bóng râm.
Khoảng nhiệt độ tối ưu nhất để cây sinh trưởng rơi vào từ 18 –28 độ C. Tuy vậy cúc tần Ấn Độ vẫn có thể sống được khi thời tiết ngoài môi trường lên trên 40 độ C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ giảm xuống dưới 5 độ C.

Yêu cầu về nước
Do bản thân cây cúc tần Ấn Độ là một loại dây leo nên không cần quá khắt khe trong việc tưới nước. Chỉ cần tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối là đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Lưu ý:nếu thiếu hoặc thừa nước, cây sẽ có hiện tượng bị vàng úa.
Phân bón
Nên bón phân đều đặn để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây. Cứ một tháng thì bón 1 – 2 lần. Khi mới đem cây về trồng, cần bổ sung thêm phân hữu cơ có tỷ lệ đạm cao.

Cắt tỉa
Khả năng sinh trưởng của loại câydây leo này rất mạnh. Mỗi cây có thể dài tới hơn 15m nếu để cho chúng mọc tự nhiên. Để tránh tình trạng cây có chiều dài vượt kích thước không gian ban công, sân vườn, cần chú ý cắt tỉa. Việc này còn giúp cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi các nhánh khác và tạo ra tán cây phù hợp với cảnh quan xung quanh.

Phòng trừ sâu bệnh
Cây cúc tần Ấn Độ có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt. Tuy nhiên, vẫn cần thường xuyên kiểm tra để chữa trị kịp thời khi gặp phải những loại sâu, bệnh lạ.
Trồng cây cúc tần Ấn Độ cần lưu ý những gì?
Nếu trồng ở những khu vực quá nắng, nên phủ thêm một lớp rơm rạ lên trên. Cách này sẽ giúptránh việc đất bị mất nước quá nhanh.Khi mới đem cây về trồng, cần thường xuyên tưới và đảm bảo đất được ẩm.Không trồng cây ở những khu vực bóng râm, ít ánh sáng. Nếu cây bị vàng lá, cần để ý lượng nước tưới. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi lượng nước cung cấp cho cây không thích hợp (thừa hoặc thiếu). Chỉ cần điều chỉnh lại lượng nước cho phù hợp là cây sẽ xanh tốt trở lại.
Tổng kết
Nếu được chọn một loại dây leo dễ trồng, có sức sống mãnh liệt và độ phủ cao, Mộc Nhiên Farm sẽ không ngần ngại đề xuất cây cúc tần Ấn Độ. Với khả năng thanh lọc không khí cùng với việc rủ xuống tạo thành một lớp che phủ, loại dây leo này hứa hẹn sẽ ngày càng có giá trị cao trên thị trường cây cảnh Việt.
Xem thêm: Cách Trồng Cây Hồng Ngâm - Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng
Nhờ chứa nhiều hoạt chất và dược tính có lợi cho sức khỏe, cây cúc tần được dân gian sử dụng rộng rãi làm bài thuốc trị đau nhức xương khớp, ho, sốt, bí tiểu và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Hiện nay, y học hiện đại cũng đã chứng minh được tác dụng của loại cây này và sử dụng trong điều trị bệnh.
Vậy cụ thể cúc tần có những công dụng gì? Cần lưu ý những gì khi sử dụng các bài thuốc từ cúc tần? Cùng chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc về cây thuốc này trong nội dung dưới đây.

Tìm hiểu về cây cúc tần
Cây cúc tần còn có nhiều tên gọi khác như Cây Từ Bi, Lức Ấn, Nan Luật và có tên khoa học là Pluchea indica (L.) Less thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây cúc tần ở Việt Nam chủ yếu phát triển ở khu vực đồng bằng các tỉnh phía Bắc, nhiều nhất là ở Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Hoà Bình…
Đặc điểm sinh thái của cúc tần
Cây cúc tần là một loại cây bụi mọc thẳng, cao từ 1-2m và phân nhiều nhánh nhỏ. Cành lúc còn non có lông, sau nhẵn.
Lá cúc tần có màu xanh nhạt tươi sáng, hình bầu dục, đầu hơi nhọn, gốc thuôn dài, có răng cưa ở viền lá, còn mặt dưới có lông mịn, lá có mùi thơm khi vò nát. Phiến lá dài 4-5cm rộng 1-2.5cm. Các lá mọc so le nhau, thường không có cuống hoặc cuống rất ngắn.
Hoa cúc tần mọc từ đầu cành cây, mọc tụ lại thành chùm màu tím nhạt. Quả cúc tần nhỏ có hình trụ, màu nâu đỏ, có 10 cạnh

Cúc tần chủ yếu mọc ở các vùng đất thấp ven sông, đất ngập nước hay ở các đầm lầy nước lợ, ven biển và các khu vực nước mặn như bãi triều, rừng ngập mặn. Ở Việt Nam, cây cúc tần thường mọc hoang ở vùng đồng bằng hay các sườn đồi thấp và được trồng trong nhà để làm hàng rào chắn. Tuy nhiên, khi biết được công dụng của loại cây này với sức khỏe, mọi người bắt đầu sử dụng cúc tần nhiều hơn để làm thảo dược và các bài thuốc trị bệnh. Cũng vì vậy mà nó được trồng ngày càng nhiều, thậm chí theo quy mô lớn.
Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế
Mọi bộ phận của cây cúc tần đều có thể sử dụng, bao gồm cả lá, thân và rễ cây. Vì cây rất dễ trồng và phát triển mạnh nên có thể thu hái quanh năm. Nhưng nếu dùng để làm thuốc nên thu hoạch vào mùa hè và mùa thu.
Lá và rễ cây cúc tần được thu hái quanh năm, có thể dùng lá tươi để nấu ăn hoặc làm thuốc. Người ta thường thu hái lá non và lá bánh tẻ trước khi cây bắt đầu ra hoa. Sau thu hoạch, các bộ phận được làm sạch, phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Thành phần hóa học của cúc tần
Trong toàn cây cúc tần chủ yếu đều có tinh dầu và mùi thơm ngải cứu. Trong 100g Cúc tần tươi có 5.7g protit, 1g lipit, 5.1g xenluloza, 2.3g tro, 179mg Canxi, 2.3mg P, 0.5mg Fe, 4.6g caroten, 15mg vitamin C.
Tác dụng của cây cúc tần
Theo y học cổ truyền
Trong dân gian, cây cúc tần được dùng để làm các bài thuốc quý chữa bệnh. Do có tính mát, mùi thơm dịu, có tác dụng giải cảm, tán phong nhiệt, tiêu đọc, giúp sáng mát và tiêu đờm. Nên cúc tần được dùng để điều trị cảm sốt, phong thấp, chữa các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh xương khớp, bệnh về thận và đường hô hấp

Theo y học hiện đại
Theo các tài liệu nghiên cứu, rễ và lá cây cúc tần có tác dụng hạ nhiệt và được sắc lấy nước uống để cơ thể đổ mồ hôi chữa sốt. Nước ép lá cúc tần được dùng để điều trị lỵ. Ngoài ra còn có những công dụng như:
Có tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ: trong cúc tần chứa hoạt tính chống lại Entamoeba histolytica và giúp giảm các triệu chứng của bệnh lao. Tinh dầu lá cúc tần pha loãng giúp kháng khuẩn.Chống nọc độc rắn: β-sitosterol và stigmasterol trong rễ cúc tần có tác dụng vô hiệu hóa nọc độc rắn, giảm đáng kể nguy cơ tử vong và tình trạng xuất huyết do nọc độc.Bảo vệ gan: chiết xuất từ rễ cây cúc tần có khả năng bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương.Chống oxy hóa: chiết xuất cúc tần chứa các chất chống oxy hóa và chống viêmChống loét: dịch chiết cúc tần có công dụng bảo vệ các vết loét do indomethacin, alcohol.Lợi tiểu: giúp lợi tiểu mà không gây ra các thay đổi bệnh lý khi dùng liều lượng caoChống ung thư: chiết xuất cúc tần được chứng minh có tác dụng chống tăng sinh, chống di căn trên các tế bào thần kinh đệm ác tính ở người ung thư cổ tử cungMột số bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần
Thấp khớp, đau nhức xương: Lấy 15-20g rễ cúc tần sắc nước uống. Có thể kết hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc lấy nước uống.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi: lấy 2 năm cúc tần, 1 nắm lá sả, 1 nắm lá chanh, nấu nước để xông và uống nóng cho toàn thân ra mồ hôi
Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu rồi sao nóng lên, đắp vào vùng bị đau ở hai bên thận.
Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ bị chấn thương để vết thương mau lành
Chữa đau đầu: Cho 50g cúc tần, 50g hoa cúc trắng (xé nhỏ), 100g đu đủ vừa chín tới vào nồi cùng 1 lít nước rồi đun sôi. Sau đó thêm 100g óc heo vào rồi đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.
Chữa ho do viêm khí quản: rửa sạch 20g cúc tần già, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
Xông hơi tiêu trĩ: Cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng đem tất cả đi rửa sạch, cho vào nồi nấu cùng 1.5 lít nước, sau đó thêm vài lát nghệ vàng vào nấu cùng. Cho nước thuốc đã nấu sôi vào chậu, chờ cho nguội bớt thì tiến hành xông hơi hậu môn trong 15 phút, đến khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp hậu môn vào chậu nước thêm 10 phút nữa. Mỗi tuần nên xông từ 2 – 3 lần, nếu bị trĩ nhẹ, búi trĩ sẽ co lên và tiêu biến sau khoảng 2 tháng. Lưu ý, vùng da ở hậu môn rất mỏng và nhiều dây thần kinh nên không được xông khi nước còn quá nóng.
Chữa chứng bí tiểu: Dùng 40g lá cây cúc tần đã phơi khô hoặc có thể dùng 100g lá tươi, rửa sạch và nấu thành nước uống. Mỗi ngày có thể uống nước lá thay nước lọc để tăng cường chức năng thận.
Lưu ý khi sử dụng cây cúc tần
Chưa có thông tin
Cây cúc tần là một loại cây quen thuộc với người Việt Nam, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời và rất lành tính. Tuy nhiên hiện nay cúc tần không còn mọc hoang nhiều nữa mà chủ yếu được trồng quy mô lớn với mục đích làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy nếu muốn mua cúc tần, bạn nên chọn cơ sở uy tín và đảm bảo chất lượng.